=

Khám Phá Nền Văn Học Lâu Đời Của Nước Pháp

(Du Học CHD)-Nói đến nước Pháp ta sẽ nghĩ ngay tới những công trình kiến trúc cổ kính-đồ sộ, những món ăn cao sang,tinh tế và những con người Pháp lịch thiệp. Ngoài ra, một trong những điều không thể không nhắc tới đó là nền văn học lâu đời của Pháp.


CHD_Nen_Van_Hoc_Phap

Pháp được coi như cái nôi của nền văn học Thế giới, vì đây là quốc gia đã sản sinh ra những nhà văn tài ba,những đại thi hào của Thế giới.

Nền văn học Pháp cũng giống như nước Pháp và con người Pháp, lãng mạn nhưng cũng chân thật, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng như đang châm biếmVăn học Pháp là một trong những nền văn học lâu đời nhất trên Thế giới, chính tại Pháp nhiều hiện tượng văn học và các tác phẩm vĩ đại đã ra đời và lưu truyền đến nhiều đời sau. Tính đến nay, Văn học Pháp đã trải qua 6 thời kì:

1./ Văn học thời kì Trung Cổ:

Thời kì Trung Cổ được bắt đầu từ sự chấm dứt của Đế chế La Mã phướng Tây, thời kì này kéo dài 10 thập kỉ. Trong thời kì này có 3 sự kiện lớn diễn ra: 

+ Sự xuất hiện của các quốc gia và người dân châu Âu;
+ Phát triển đô thị;
+ Sự xuất hiện của trường đại học.

Những tác phẩm văn học đầu tiên viết bằng chữ Latin xuất hiện trong thời kì này vừa nhằm vào mục đích tôn giáo vừa để giáo dục. Tác phẩm đầu tiên là “ Le Cantilène de Sainte Eulalie” được viết vào giữa năm 880.Bài thơ này lấy cảm hứng từ bài hát cổ. Những tác phẩm lớn tiếp theo cũng lần lượt xuất hiện, vào thế kỷ thứ X tác phẩm “ Cuộc đời của Thánh Léger”( La vie de Saint Léger) ra đời, văn bản này được viết bởi 8 âm tiết trong tiếng Latin cổ, nó là tiểu sử của Giám mục Autun và thánh Léger.

CHD_Nen_Van_Hoc_Phap
2./ Văn học thời kì Phục Hưng:

  Thời đại Phục Hưng là một thời đại khổng lồ. Cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng do giai cấp tư sản lãnh đạo đã đưa đến thắng lợi rực rỡ đánh dấu bước nhảy vọt của tư tưởng con người trong quá trình tự giải phóng. Aêng-ghen đã đánh giá: Ðó là cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà nhân loại chưa từng thấy. Thời đại cần đến những con người khổng lồ đã đẻ ra những con người khổng lồ. Khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính chất khổng lồ, về tài năng mọi mặt và về sự hiểu biết sâu rộng.

Pierre de Ronsard(1524-1585)

Thi nhân Pháp được đời sau tôn là bậc thầy của thế kỉ XIV. Tập anh hùng ca La Franciade viết để tặng vua Charles IX, vì nhà vua băng hà nên tác phẩm bị dở dang. Khi viết tác phẩm này ông có tham vọng sẽ là thi sĩ anh hùng ca đầu tiên của Pháp cũng như Homère của Hy Lạp. Ông nổi tiếng nhất có lẽ nhờ những tập thơ tình yêu mà cho tới ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Rabelais(1494-1553)

            Francois Rabelais không chỉ là một thi sĩ mà còn là một nhà văn lớn của nước Pháp qua mọi thời đại. Ông ra đời tại Chinon. Thời thanh thiếu niên đã từng trãi qua nhiều tu viện. 26 tuổi trở thành tu sĩ.Chán đời tu hành vì bị những tư tưởng nhân văn chủ nghĩa hấp dẫn. Ông miệt mài đọc những tác phẩm cổ đại Hy La, học tiếng Hy Lạp, giao thiệp với các nhà nhân văn chủ nghĩa. Bị nhà dòng quấy nhiễu, ông rời bỏ tu viện đi nhiều nơi, thu thập kiến thức sâu rộng trong cuộc sống. Ông là một trong những người khổng lồ của thời đại Phục Hưng mà Anghen đã đề cập đến.
            Tác phẩm bất hủ của ông là Gargantua và Pantagruel, gồm 5 quyển, được xây dựng từ nhiều nguồn phong phú: Thơ ca trào phúng Ý, Văn học Pháp Trung cổ, chủ yếu là nguồng truyền thuyết về những người khổng lồ. Ðầu bộ tiểu thuyết, ông nói: Hãy đập vỡ cái xương để hút lấy chất tủy béo bổ.
            Câu truyện thuật lại cuộc đời của một chú bé khổng lồ Gargantua, sinh ra từ tai trái của mẹ. Vừa chào đời, chú bé đã hét tướng lên đòi uống. Phải 17.913 con bò mới đủ sửa cung cấp cho cậu bé. Khi lớn lên, bố cậu mời hết thầy nọ đến thầy kia đến dạy. Kết quả là chú bé trở thành điên dạy ngẩn ngơ. Cuối cùng mới gặp được một minh sư là thầy Ponocratex. Bài học đầu tiên của chú là đi du lịch, lên Paris. Chú cưỡi một con ngựa to bằng 6 voi, ngồi trên tháp chuông nhà thờ Ðức Bà nghỉ mệt và lấy cái chuông của nhà thờ cột vào cổ ngựa. Trường đại học Sorbonne phải cử mấy người đến thuyết giảng để xin lại cái chuông. Thầy giáo Pônôcratex dạy Gargantua theo một tinh thần hoàn toàn mới: toàn diện, bách khoa, chơi mà học học mà chơi, không nhồøi sọ và không bắt buột thuộc lòng kinh thánh. Khi đó lãnh chúa Picrochole đem quân qua xâm lấn. Cha cậu là người khổng lồ Granggousier gọi con về đánh giặc. Có thầy tu là Jean Entommeurs dũng cảm đi đầu. Sau khi chiến thắng, để thưởng công cho thầy tu, thể theo nguyện vọng của thầy, Gargantua cho xây tu viện Théleme, một tu viện không có tường cao bọc kín, tu sĩ phải là trai tài gái sắc, biết trọng danh dự, khỏe mạnh, thanh lịch và phải tuân theo 3 lời thề: Giàu có, kết hôn và sống tự do… khẩu hiệu của tu viện là muốn làm gì tùy thích.
Tác phẩm của Rabelais nhằm phản ánh cuộc đảo lộn tiến bộ nhất mà từ xưa đến nay nhân loại chưa từng thấy(Anghen). Nó tấn công toàn diện vào mọi mặt của chế độ phong kiến Trung Cổ. Mọi giá trị cũ đều bị tiếng cười nhạo báng của Rabelais bao trùm. Mặt khác ông cũng khẳng định xu thế tiến bộ của thời đại mới, giải phóng con người bằng tiếng cười lạc quan, khẳng định trí tuệ và năng lực hiểu biết của chính con người.

CHD_Nen_Van_Hoc_Phap

3./Văn học thế kỉ thứ XVII

Ðây là thời kỳ của một nền văn học lúc nào cũng lấy tình hình chính trị làm bối cảnh. Về tư tưởng, có hai tư tưởng lớn đại diện cho thời kỳ này là tư tưởng Descartes (1576-1650) và Gassendie (1592-1655).
Tình hình văn học: Văn học thế kỷ XVII có hai khuynh hướng là khuynh hướng quí phái và khuynh hướng tự nhiên.
Các giai đoạn văn học :

Giai đoạn 1: (1610-1660) Là giai đoạn ra đời của chủ nghĩa cổ điển. Nước Pháp đi vào thời kỳ tập trung thống nhất quyền lực đồng thời thống nhất cả nhiều mặt bao gồm ngôn ngữ và văn phạm. Malherbe đã đưa ra bộ luật về văn phạm, đề cao ngôn ngữ Paris, có công mở ra cho ngôn ngữ Pháp sự cường thịnh. Tác giả lớn của giai đoạn này là Blaise Pascal, nhà toán học, khoa học, nhà tư tưởng lớn của nước Pháp.

Giai đoạn 2: (1621-1695) Là thời kì thịnh mãn của chủ nghĩa cổ điển, với nhiều kiệt tác xuất hiện. Hai tên tuổi lớn của thời kì này là La Fontaine, nhà thơ, nhà viết ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp và Boileau, nhà lí luận xuất sắc của chủ nghĩa cổ điển.

Giai đoạn 3: (Từ năm 1690 trở đi) Là thời kì văn học cổ điển đi vào giai đoạn lụi tàn. Chủ nghĩa cổ điển Pháp: Chủ nghĩa cổ điển Pháp là sản phẩm của chế độ Quân chủ chuyên chế khi chế độ này đặt cơ sở cho sự thống nhất dân tộc. Ðề tài lớn là ý thức về nghĩa vụ và lương tri của người công dân thắng các khuynh hướng cá nhân tự nhiên.  

CHD_Nen_Van_Hoc_Phap   
 

4./Văn học thế kỉ thứ XVIII

Thế kỷ XVIII ở Pháp là nơi tập trung mâu thuẫn gay gắt nhất, quyết liệt nhất giữa tư sản và phong kiến, dẫn đến cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ vào cuối thế kỷ, năm 1789.
Về phương diện xã hội, nước Pháp lúc này chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và bình dân mà lực lượng đứng đầu đẳng cấp thứ 3 lúc bấy giờ là tư sản. Do đó tính chiến đấu của giai cấp tư sản thời kỳ này còn mạnh mẽ, còn là đại diện chân chính cho đẳng cấp và là người nói lên tiếng nói của đẳng cấp.

Về văn hóa tư tưởng văn học Pháp thời kỳ này phát triển theo xu hướng của thời đại, với nội dung và hình thức mới đánh dấu bước ngoặc so với thế kỷ XVIII. Văn học Aùnh sáng vừa tiếp thu vừa phủ định nền văn học cổ điển. Văn học được xem như một vũ khí trong cuộc đấu tranh xã hội. Tính chất chống phong kiến là đặc trưng nổi bật của văn học Pháp thời kỳ này, thể hiện trong việc phê phán xã hội mục nát, bất công, nỗi khốn khổ của nhân dân . . .

Văn học Ánh sáng Pháp chia làm 4 thời kỳ phát triển:

❖ Thời kỳ 1: Từ đầu thế kỷ đến 1715 giai đoạn báo hiệu thời đại mới, manh nha tinh thần chống phong kiến và giáo hội bắt đầu từ cuối thế kỷ trước. Các tên tuổi của thời kỳ này như : Fénelon, Fontenelle...
❖ Thời kỳ 2: 1715-1750 là giai đoạn đặt nền móng vững chắc cho phong trào Aùnh sáng, với các tên tuổi như : Voltaire, Montesquieu . . .
❖ Thời kỳ 3 :1750-1789 Giai đoạn sôi nổi nhất với sự xuất hiện của BaÙch khoa toàn thư, các tên tuổi như : Diderot, J.J Rousseau . . .

❖ Thời kỳ 4 :Từ 1789-1799 Thời kỳ phát triển mạnh của loại văn chương báo chí, hùng biện, xu hướng tìm cảm hứng từ văn học cổ đại.


5./Văn học thế kỉ thứ XIX


Văn học thời kì này được chia ra 3 thời kì:

 Thời kì lãng mạn: chiếm phần lớn nữa đầu thế kỉ 19. Những nhà văn tiên phong : Chateaubriand và quý bà Stael
  Thời kì miêu tả thực tế và thiên nhiên: kéo dài 30 năm
  Thời kì của sự tái sinh các tiểu thuyết tâm lý và xuất hiện các thể loại thơ mới

CHD_Nen_Van_Hoc_Phap
6./Văn học thế kỉ XX

Diễn ra 2 cuộc chiến tranh Thế giới đã khiến những tác phẩm của thế kỉ XX , 2 chế độ độc tài phát xít và cộng sản khiến các tác phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi hiện thực khó khăn này.
Các nhà văn của thế kỉ XX như:  Alain Fournier, Guillaume Apollinaire, Louis Aragon, Albert Camus…


Và đương nhiên nền văn học của nước Pháp sẽ còn kéo dài hơn nữa, nó chỉ kết thúc khí không còn ai trên Trái đất này quan tâm đến Văn học mà thôi.

Xem thêm :
► Trường Vật lý Và Hóa Học Công Nghiệp Paris
► Khám Phá Các Lễ Hội Truyền Thống Của Pháp
► Bạn Được Gì Khi Đi Aupair?Chi tiết liên hệ Công ty Tư vấn du học và Đào tạo CHD.
Hotline

0 nhận xét:

Đăng nhận xét